Diễn viên Khôi Trần: Tôi đóng phim vì đam mê, không quan trọng giải thưởng
Chiều 20.1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu đoàn công tác của Quốc hội đến thăm và tặng quà Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn tại P.Tân An, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ.Tại đây, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chia sẻ về những thành tựu nổi bật của đất nước trong năm 2024 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Trong một năm có nhiều khó khăn và thử thách, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận, biểu dương sự nỗ lực, phát triển của TP.Cần Thơ thời gian qua.Bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý với Cần Thơ về vấn đề thu ngân sách, khi kết quả thực hiện của thành phố chưa tương xứng với tiềm năng, vị thế và lợi thế. Chủ tịch Quốc hội đề nghị thành phố phải tập trung đầu tư phát triển hạ tầng, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh để thúc đẩy sự phát triển, vì dư địa phát triển của Cần Thơ còn rất lớn. Thời gian tới, Cần Thơ phải rà soát, đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trên cơ sở đó, tập trung thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020 - 2025. Chính quyền và nhân dân cùng cố gắng để thực hiện hiệu quả việc xây dựng Cần Thơ thành trung tâm phát triển của vùng ĐBSCL, như mục tiêu đã xác định tại Nghị quyết số 59-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 45/2022/QH15 của Quốc hội.Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, vừa qua, cử tri và nhân dân đánh giá rất cao các quyết sách của Quốc hội liên quan đến vấn đề thông tuyến bảo hiểm y tế, cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, dành ngân sách hỗ trợ thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà tre nứa... Đây là những quyết sách hết sức thiết thực nên Cần Thơ cần triển khai hiệu quả để bảo đảm quyền lợi chính đáng của người dân.Không những vậy, Cần Thơ phải tiếp tục quan tâm việc vận động nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cùng với đó, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; quảng bá du lịch sông nước, du lịch miệt vườn, ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng thành phố sáng, xanh, sạch, đẹp, thu hút khách du lịch; bảo đảm an ninh trật tự an toàn xã hội để cuộc sống của người dân luôn bình yên…Dịp này, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao tặng 50 suất quà cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo tại P.Tân An; đồng thời đề nghị chính quyền địa phương tiếp tục chăm lo người dân khó khăn, xác định đây là việc làm thường xuyên chứ không chỉ tập trung vào các dịp lễ, tết.Căng thẳng Trung Đông sẽ 'kéo' giá cà phê tới kỷ lục mới
Những người hy sinh giấc ngủ chỉ đổi lại nụ cười
Ngày 20.1, đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có buổi làm việc tại TP.HCM về đảm bảo nguồn cung thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán 2025.Tại buổi kiểm tra ở Công ty TNHH MM Mega Market, theo đại diện công ty trong năm 2024 tỷ lệ phát hiện vi phạm của nhà cung cấp chiếm 1 - 2%. Chủ yếu là ngành hàng thủy sản có nhiễm kháng sinh. Khi phát hiện, công ty ngưng nhận hàng từ nhà cung cấp, đến tận nơi sản xuất tìm nguyên nhân để quyết định có hợp tác tiếp tục với nhà cung cấp. Đồng thời, giám sát hàng hoá 3 lần liên tục nếu đạt thì tiếp tục, không thì ngưng hợp tác. Ngoài ra, nếu nhà cung cấp vẫn vi phạm thì siêu thị Mega Market sẽ thông báo cho các hệ thống siêu thị khác để cùng tẩy chay hàng nhà cung cấp này. Bên cạnh đó, các hệ thống siêu thị sẽ cung cấp thông tin vi phạm cho cơ quan chức năng để xử lý. Đây là chương trình ràng buộc cho để các nhà cung cấp hoạt động đúng nguyên tắc. “Vì khi phát hiện sai phạm, nhiều nhà cung cấp vi phạm họ nói rằng không giao cho anh thì tôi giao cho bên hệ thống siêu thị khác. Ngoài ra số tiền xử phạt rất ít khiến họ không sợ, vì thế cách tốt nhất là các hệ thống siêu thị cùng tẩy chay hàng hóa của nhà cung cấp sai phạm”, vị đại diện Công ty TNHH MM Mega Market nói. Qua buổi kiểm tra, đoàn phát hiện nhiều vấn đề còn tồn tại như: khu vực sơ chế thực phẩm vẫn còn đồ cá nhân của nhân viên; nhân viên sơ chế không đeo găng tay, khẩu trang; một số hàng thủy hải sản còn để bên cạnh các bình ắc quy (có nguy cơ lây nhiễm chéo); một vài mặt hàng scan không thấy giấy chứng nhận, giấy tờ còn nhập nhằng; chưa có khu phân loại hàng tiêu hóa và hàng hóa nhập vào… Nhìn nhận các bất cập còn tồn tại, đại diện công ty cho biết sẽ rút kinh nghiệm và sửa chữa.Tại buổi làm việc, bà Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, cho biết sở đang khó khăn trong việc xử phạt vi phạm. Đơn cử, như mặt hàng nông sản đi lấy mẫu rất nhiều nhưng số vi phạm lại ít nên băn khoăn về cách xử phạt, khi đi kiểm tra phải mất 3 - 4 ngày mới có kết quả. Tuy nhiên nếu kết quả có sai phạm thì họ đã bán hết, tẩu tán hàng hoá, không thể thu giữ hay phạt được. Ngoài ra, theo bà Lan chưa thể kiểm được 100% số thịt heo có an toàn hay không vì các lò nhỏ lẻ số lượng rất nhiều, đa số hàng hóa đều chuyển về TP.HCM. Trong khi đó, lực lượng kiểm tra của Sở An toàn thực phẩm TP.HCM có 10 đội, số nhân lực ít không thể kiểm soát hết, toàn diện.“Chúng tôi tập trung kiểm tra ở các chợ đầu mối, các chợ truyền thống. Ở các hệ thống siêu thị đôi khi hơi chủ quan, chúng tôi sẽ chấn chỉnh lại, giám sát siết chặt hơn”, bà Lan nói. Kết luận buổi kiểm tra, ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lưu ý Sở An toàn thực phẩm TP.HCM cần tăng cường công tác kiểm tra thanh tra đột xuất nhất là trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán. Đặc biệt, ông Nam lưu ý cần kiểm tra kỹ, gắt gao các cơ sở giết mổ heo ở các khu vực giáp ranh với các tỉnh tránh để thịt heo bẩn, không rõ nguồn gốc xuất xứ đi vào các chợ, siêu thị.
Dù có lúc cô gái cũng nhớ nhà mẹ ruột, không biết năm nay gia đình ăn tết ra sao, có đón giao thừa, xem pháo hoa không... Nhưng thấy mẹ chồng bên cạnh chỉ dạy, chia sẻ công việc, yêu thương mình, nàng dâu gen Z nói bản thân thật may mắn.
Những tấm lòng vàng 12.9.2022
Chiều 25.2, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM tổ chức lễ trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (gọi chung là sổ đỏ) cho các tổ chức tôn giáo và Tổng công ty Điện lực TP.HCM.Cụ thể, 8 tổ chức nhận sổ đỏ gồm: Giáo xứ Hà Đông, Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) – Chi hội Gò Vấp, Chùa Phổ Minh (Q.Gò Vấp), Giáo xứ Nam Hưng, Chùa Ngọc Lâm (H.Hóc Môn), Chùa Di Lạc (Q.Bình Tân), Nhà hưu dưỡng linh mục Bắc Ninh, Chùa Nam Thiên Nhất Trụ (TP.Thủ Đức).Riêng Tổng công ty Điện lực TP.HCM được cấp giấy chứng nhận đối với 30 khu đất làm trạm điện.Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, cho biết sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, không chỉ khẳng định vai trò của tôn giáo trong việc đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng, an sinh xã hội và phát triển văn hóa, mà còn thể hiện sự quan tâm đặc biệt của các cơ quan quản lý đối với các đơn vị có tính chất đặc thù trong công tác quản lý đất đai.Từ khi luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ tháng 8.2024, TP.HCM đã có 26 hồ sơ của các cơ sở tôn giáo được trình và cấp sổ đỏ, đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định.Tính chung từ năm 2008 đến nay, địa phương cấp hơn 1.000 sổ đỏ với tổng diện tích hơn 2,5 triệu m² đất cho các cơ sở tôn giáo. Đây là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền, ngành tài nguyên và môi trường với các tổ chức tôn giáo để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác cấp giấy chứng nhận."Việc cấp sổ đỏ là sự ghi nhận về mặt pháp lý đối với quyền sử dụng đất của các tổ chức tôn giáo, đồng thời là cam kết của chính quyền trong việc đồng hành, hỗ trợ để các cơ sở tôn giáo hoạt động thuận lợi, ổn định", ông Thắng nói thêm.Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM tin tưởng với cơ sở pháp lý rõ ràng, các tổ chức tôn giáo sẽ tiếp tục phát huy tinh thần "tốt đời, đẹp đạo", thực hiện tốt phương châm "đạo pháp – dân tộc – chủ nghĩa xã hội", đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển thành phố.Sắp tới, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rà soát và tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến đất đai của các cơ sở tôn giáo, đồng thời mong muốn nhận được sự phối hợp tích cực từ các tổ chức tôn giáo trong việc kê khai, đăng ký và hoàn thiện hồ sơ.Theo số liệu của cơ quan quản lý đất đai đến hết tháng 2.2025, toàn TP.HCM đã cấp 1.586.838 giấy chứng nhận cho cá nhân (tỷ lệ 99,7% so với diện tích đất cần cấp) và cấp 1.516.615 giấy chứng nhận cho tổ chức (tỷ lệ 92,5%).